Beta Finance là giao thức DeFi cho phép người dùng thế chấp nhiều loại tài sản hơn, đồng thời còn cho phép người dùng bán khống. Để giúp các bạn hiểu hơn về dự án này và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về dự án Beta Finance và coin beta là gì qua bài viết dưới đây!
Beta Finance là gì?
Beta Finance là một giao thức tài chính phi tập trung (DeFi Platform) trên Ethereum, cho phép người dùng vay, cho vay và có thể bán khống tài sản của mình khi họ dự đoán giá sẽ giảm.
Cụ thể các dịch vụ của Beta Finance cung cấp như sau:
- Cho vay (Lending): Người cho vay có thể cho vay tài sản tiền điện tử của mình cho bất kỳ thị trường nào tồn tại trên Beta Finance và kiếm lãi từ nó.
- Vay (Borrowing): Người vay có thể sử dụng tài sản để thế chấp và được hỗ trợ để bắt đầu các hoạt động vay trên Beta Finance. Theo quy định của dự án thì tỷ lệ khoản vay trên giá trị phải dưới mức an toàn của những thông số rủi ro với cấp tài sản của Token này. Điều này sẽ giúp bảo vệ người dùng khỏi khả năng bị thanh lý tài sản ngay.
- Bán khống (Short-selling): Người bán có thể sử dụng tài sản thế chấp để bắt đầu các vị thế bán khống. Không giống như các sàn giao dịch tập trung (CEX), Beta Finance không sử dụng sổ lệch để thực hiện bán khống mà định tuyến giao dịch thông qua các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) theo cơ chế nhà tạo lập thị trường tự động (AMM).
Beta Finance là dự án IDO đầu tiên trên nền tảng của Alpha Launchpad thuộc hệ sinh thái Alpha Lads. Dự án được kiểm nghiệm rất chặt chẽ trước khi đưa vào hoạt động để đảm bảo chất lượng và tính bảo mật. Mục tiêu của dự án này là bù đắp cho sự biến động và tạo ra một thị trường tiền tệ ổn định hơn cho các cá nhân và tổ chức muốn sử dụng DeFi một cách lâu dài và chính thống.
Dự án Beta Finance có gì nổi bật?
1. Thực hiện bán khống trên Beta chỉ cần 1-Click chuột
Tương tự như các thị trường tiền tệ Aave hay Compound, tại Beta Finance, người dùng có thể ký gửi tài sản vào để kiếm lãi hoặc vay tài sản để phục vụ cho nhu cầu riêng.
Điểm nổi bật của Beta Finance so với các thị trường tiền tệ khác chính là nền tảng này cho phép người dùng thực hiện bán khống (short sell) nếu họ nghĩ rằng giá sẽ giảm. Đặc biệt là việc bán khống diễn ra rất đơn giản, chỉ thông qua 1 click chuột.
2. Mô hình tài sản thế chấp biệt lập
Beta Finance tuân thủ theo mô hình tài sản thế chấp biệt lập để hỗ trợ các tài sản có tính biến động cao, có nghĩa là một vị thế thế chấp có nguy cơ bị thanh lý không gây nguy hiểm cho một vị trí khác.
Beta Finance hỗ trợ hầu hết các loại tài sản thế chấp. Trong đó, các tài sản an toàn như stablecoin có hệ số tài sản thế chấp là 90%, ETH có hệ số thế chấp là 80%. Các tài sản dễ bay hơi hơn chỉ có tỷ lệ 50%. Các tài sản biến động mạnh như meme coin chỉ có tỷ lệ thế chấp là 20%.
Coin BETA là gì?
BETA coin là đồng tiền số của Beta Finance. Token BETA được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20 trên mạng Ethereum và tiêu chuẩn BEP-20 trên mạng Binance Smart Chain.
Thông tin chi tiết về BETA token
- Tên Token: Beta Finance Token
- Ticker: BETA
- Blockchain: Ethereum, Binance Smart Chain
- Token Standard: ERC-20, BEP-20
- Cung lưu thông: đang cập nhật
- Tổng cung ban đầu: 1.000.000.000 BETA.
Cách thức phân bổ nguồn cung BETA
- Bán trên Launchpad Binance: 5%
- Vòng hạt giống: 10%
- Vòng chiến lược: 5%
- Bán trên Launchpad Alpha Finance: 5%
- Đội ngũ và cố vấn: 20%
- Phát triển hệ sinh thái: 35%
- Cung cấp thanh khoản: 20%
Lộ trình phát triển
Dưới đây là lộ trình phát triển của Beta Finance chi tiết trong giai đoạn Quý 4 2021 – Quý 3 2022:
Quý 4 2021:
- Khởi chạy các chương trình như: Beta Finance Giai đoạn 2, token BETA, chương trình khai thác thanh khoản, Beta Finance trên các chuỗi tương thích với EVM (ví dụ như: BSC, Arbitrum hay AVAX).
- Kích hoạt niêm yết thị trường tiền tệ không cần cấp phép với các token.
- Kết hợp với nhiều market hơn và tài sản thế chấp được hỗ trợ.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng truyền thông xã hội đang có với bot, moderator…
- Hoàn thành và phát hành báo cáo kiểm định của Trail of Bits.
Quý 1 2022:
- Tích hợp Beta Finance với những dự án DeFi hiện có, tiêu biểu là Alpha Finance.
- Nâng cấp dApp Beta Finance thêm nhiều tính năng hơn, như: cảnh báo vị thế, theo dõi lợi nhuận tổng hợp PnL, giám sát thanh lý, …
- Tích hợp DEX aggregator và Uniswap AutoRouter giúp cải thiện hiệu quả của việc hoán đổi khi bắt đầu short (bán khống).
- Thực hiện các chương trình hỗ trợ để thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng của Beta Finance.
Quý 2 2022:
- Mở rộng khả năng tương tác DeFi của Beta Finance với nhiều chuỗi hơn.
- Thực hiện các hợp đồng Quản trị on-chain và tích hợp với Commonwealth cho các forum của Client Facing
- Tạo giao diện trên dApp nhằm quản trị on-chain.
- Phát triển các sản phẩm phái sinh bổ sung trên Beta Finance.
- Cải tiến giao diện cho UI.
Quý 3 2022:
- Mở rộng sang các dịch vụ với Beta Finance.
- Chuyển đổi sang quản trị cộng đồng của Beta Finance.
- Tổng hợp và phân tích phản hồi ý kiến người dùng cũng như việc sử dụng Beta Finance trong 3 quý vừa qua và chuẩn bị cho ra mắt Beta Finance v2.
BETA coin dùng để làm gì?
BETA token có thể được dùng với các mục đích sau:
- Staking: Chủ sở hữu BETA coin có thể đặt cược mã thông báo của họ trên giao thức để nhận được một khoản doanh thu nhất định do giao thức tạo ra.
- Khai thác thanh khoản (Liquidity Mining): Chủ sở hữu BETA tham gia cung cấp thanh khoản bằng đồng coin BETA để nhận được phần thưởng.
- Quản trị (Governance): Những ai sở hữu BETA coin có quyền tham gia và bỏ phiếu trong quản trị của nền tảng chung. Thông qua đó, người dùng có thể tác động và sửa đổi những tính năng của sản phẩm và các thông số chính trong Beta Finance.
Có nên đầu tư vào đồng BETA không?
Việc có nên đầu tư vào đồng Beta không còn phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất, bạn cần phải cân nhắc những ưu và nhược điểm của dự án như sau:
Ưu điểm
- Beta Finance được xem như công cụ hữu ích giúp người dùng có thể vay, cho vay và bán khống dễ dàng nhất. Nếu như làm tốt thì trong tương lai Beta Finance hoàn toàn có rất nhiều tiềm năm trở thành nền tảng Defi Short-selling số 1 trên thế giới.
- Đội ngũ Beta coin làm việc chuyên nghiệp, vô cùng tâm huyết với dự án và có lộ trình hoạt động rất rõ ràng, đã có sản phẩm hoạt động được với TVL lên tới 100M USD.
- Các backers mạnh đứng sau như: NGC Capital, Huobi Capital, MEXC Labs, Black Mamba Ventures, Avalaunch, Spartan Group, Multicoin Capital, Dephi Ventures, Parafi, DeFiance…
Nhược điểm
- Xét về dài hạn thì giá của Beta coin vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều từ thị trường chung.
- Giá trị của BETA coin vẫn khá thấp nên vẫn chưa phổ biến với nhiều người.
- Beta Finance không được phép hoạt động ở Mỹ và một số quốc gia khác có lệnh cấm các dịch vụ phái sinh. Vậy nên sẽ không có nhiều sàn giao dịch lớn niêm yết token này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mua chúng ở trên Binance.
Kết luận
Nhìn chung, trong bối cảnh hiện nay DeFi đa phần là “buy and Hodl” hoặc “buy stake” sẽ kéo theo nhu cầu short-selling sẽ nhiều hơn và Beta Finance thì đang muốn khóa lấp chỗ trống này. Việc Beta Fincance có tầm nhìn rộng cho phép những người tham giá có thể tạo được mọi thị trường để short-selling là thế mạnh rất lớn. Tuy nhiên, Beta Fincance cũng có thể phải đối mặt với những rủi ro vì DeFi tương đối dễ copy nên trong tương lai sẽ có khả năng xuất hiện nhiều sự án ăn theo cạnh tranh với Beta Fincance.
Trên đây là những chia sẻ của storweey.net về coin beta là gì và các thông tin liên quan đến Beta Fincance, hy vọng đã cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất!